Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

tphcm: không dùng ngân sách để bình ổn thị trường

(DĐDN) - Trong năm 2013, TPHCM không còn cho doanh nghiệp (DN) tham gia chương trình bình ổn thị trường vay vốn ngân sách lãi suất 0% như những năm trước, TP sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các DN kết nối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để có những gói hỗ trợ về lãi suất vay ngắn hạn 6%/năm, trung và dài hạn 10%/năm, để DN chủ động hơn trong việc đầu tư chuồng trại, con giống, công nghệ, hàng hóa cung ứng cho thị trường.
 
 
Đại diện ngân hàng và DN ký kết hợp đồng vay vốn trước sự chứng kiến của lãnh đạo UBND TPHCM
 
Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng nêu ra Tại Hội nghị Tổng kết chương trình bình ổn thị trường năm 2012-Tết Quý Tỵ 2013 và triển khai nhiệm vụ chương trình bình ổn thị trường năm 2013-Tết Giáp Ngọ 2014, vừa diễn ra tại TPHCM.
 
TPHCM tiếp tục triển khai thực hiện 4 chương trình bình ổn thị trường trong năm 2013-2014, số lượng DN tham gia chương trình năm 2013 tăng lên 64 DN, so với 48 DN của năm 2012, bắt đầu thực hiện từ ngày 1-4-2013 đến 31-3-2014. Chỉ có nhóm mặt hàng sữa có 2 DN cũ tham gia, các nhóm hàng còn lại số lượng DN tham gia đều tăng so với trước. Giá bán hàng bình ổn thấp hơn thị trường 5%-10%, riêng mặt hàng khai trường thấp hơn 15%.

Theo đó, chương trình lương thực, thực phẩm thiết yếu gồm 9 nhóm mặt hàng gồm gạo, đường, dầu ăn,thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến,rau củ quả, thủy hải sản chế biến và tươi sống có 36 DN tham gia; dược phẩm có 13 DN tham gia; mặt hàng tập vở học sinh, cặp-balô-túi xách, đồng phục học sinh có 13 DN, sẽ được triển khai thực hiện cả năm (trước đây 6 tháng), nhưng do tính mùa vụ sẽ được bán cao điểm từ 1-5 đến 31-10-2013.

Ngoài hệ thống siêu thị lớn như Saigon Co.op, Satra, VinatexMart, hàng bình ổn sẽ tiếp tục đưa vào 5 hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài tại TPHCM. Các DN tham phải cam kết cung ứng đúng số lượng hàng hóa đã đăng ký, bán đúng giá, tăng tần suất bán hàng lưu động, đưa hàng bình ổn đến tận khu dân cư, người lao động, đặc biệt ở các khu vực ngoại thành, khu chế xuất -khu công nghiệp…

Nguồn vốn thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, sữa, thuốc và sản phẩm phục vụ mùa khai trương trong năm 2013, tết 2014 của TPHCM sẽ không lấy từ ngân sách Nhà nước mà từ nguồn vốn "rẻ" của các ngân hàng.
 
Cụ thể, 5 ngân hàng thương mại là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cam kết dùng 1.960 tỉ đồng cho 59 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tham gia các chương trình bình ổn thị trường vay ngắn, trung và dài hạn.
 
Trong đó, 5 ngân hàng cho vay 860 tỉ đồng trong 12 tháng để doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hóa cung ứng trên thị trường xuyên suốt trong năm 2013, tết 2014. Lãi suất áp dụng cho khoản vay này là 6%/năm.
Số còn lại, 1.100 tỉ đồng được cam kết cho doanh nghiệp vay để đầu tư dự án sản xuất, chăn nuôi với lãi suất 10%/năm. UBND TPHCM và các sở ban ngành thực hiện sẽ kết nối các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia chương trình, để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vay được vốn với lãi suất phù hợp.
 
Như vậy, so với các chương trình bình ổn thị trường đã được TPHCM thực hiện từ nhiều năm trước, chương trình năm nay đã có điểm khác biệt . Trước đây, vốn cho các doanh nghiệp thực hiện dự trữ hàng hóa, tổ chức sản xuất kinh doanh và đầu tư trong năm được lấy từ ngân sách Nhà nước và lãi suất bằng 0%, thì nay doanh nghiệp vay từ các ngân hàng với lãi suất thấp.
 
Thu Hiền

Nguồn: dddn.com.vn

mobifone giải thích chào mừng tới trung quốc ở thác bản giốc

Mặc dù đang ở đứng tại thác Bản Giốc - lãnh thổ của Việt Nam nhưng một khách hàng của Mobifone lại nhận được tin nhắn chào mừng đến Trung Quốc và hướng dẫn sử dụng mạng China Unicom.


MobiFone thông báo 'quý khách đã đến Trung Quốc'
trong khi du khách còn đang đứng trên đất Việt Nam



Và theo lý giải của đại diện Mobifone thì hiện tượng này thường xuyên xảy ra. Còn nhân viên tư vấn đường dây nóng của Mobifone lại khuyến khích khách hàng: ở khu vực giáp ranh, sóng của mạng nào mạnh thì nên dùng mạng đấy.

Ở khu vực giáp ranh, luôn luôn xảy ra hiện tượng này?

'Ở các vùng giáp ranh biên giới, hiện tượng giao thoa sóng giữa các mạng của hai quốc gia luôn luôn xảy ra. Nguyên nhân là do các mạng phải phát sóng đủ mạnh để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, các nhà mạng luôn luôn khuyến cáo khách hàng lưu ý khi sử dụng dịch vụ tại các vùng biên giới, có giao thoa sóng giữa các mạng di động quốc tế' - Ông Nguyễn Trọng Sơn - Phòng Giá cước - Tiếp thị của Mobifone cho biết.

Cũng theo lý giải của ông Sơn, việc sóng di động của mạng Trung Quốc chờm vào lãnh thổ của Việt Nam cũng tương tự như sóng di động của Mobifone phát chờm sang lãnh thổ của Trung Quốc nên khi thuê bao Mobifone giao thương tại Trung Quốc gần khu vực biên giới Việt - Trung vẫn có thể sử dụng dịch vụ trên mạng Mobifone mà không phải dùng mạng Trung Quốc và bị tính cước chuyển vùng quốc tế.
Qua đó, trường hợp mà độc giả Vũ Thống Nhất phản ánh (khi khách hàng đứng ở địa điểm thác Bản Giốc thuộc địa phận của Việt Nam nhưng lại nhận được tin nhắn thông báo nhập mạng Trung Quốc), Mobifone giải thích: Theo qui định của Hiệp hội di động toàn cầu (GSMA), khi khách hàng chuyển vùng vào mạng khách quốc tế khác với mạng chủ, mạng chủ phải gửi tin nhắn (welcome SMS) thông báo nhập mạng nước ngoài thành công.
 
Đối với trường hợp này, mặc dù khách hàng đứng trên lãnh thổ Việt Nam nhưng do thiết bị của thuê bao nhập vào mạng Trung Quốc nên hệ thống hiểu là khách hàng đang ở Trung Quốc và gửi tin nhắn thông báo nhập mạng Trung Quốc cho khách hàng. Nội dung tin nhắn thông báo là thống nhất khi khách hàng nhập vào tất cả các mạng nước ngoài, bao gồm cả các nước có chung biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
 
Ở lãnh thổ Việt Nam, nhưng sóng Trung Quốc mạnh hơn thì sử dụng mạng Trung Quốc?
 
'Bên Mobifone đã hỗ trợ chuyển vùng quốc tế. Khi sang Trung Quốc, nếu quý khách dùng thuê bao trả trước thì phải cập nhật sóng của China Unicom. Còn giá cước thì hoàn toàn do bên Trung Quốc quy định. Quý khách hoàn toàn có thể mua thẻ Mobifone ở Việt Nam rồi thao tác kiểm tra tài khoản và nạp tiền bình thường giống như ở Việt Nam mình nạp...' - Nhân viên đường dây nóng 0904144144 tư vấn cho PV.
 
'Nếu ở khu vực biên giới, nơi giáp ranh giữa Trung Quốc và Việt Nam thì tôi có thể sử dụng mạng mobifone Việt Nam bình thường được không hay là phải chuyển sang mạng Trung Quốc mới dùng được?' - PV hỏi.
 
'Khi quý khách thao tác ở khu vực giáp ranh, nếu sóng ở máy cập nhật của Mobifone thì hệ thống sẽ tính theo giá cước của Mobifone. Còn nếu máy của mình cập nhật sóng của bên Trung Quốc thì sẽ tính theo cước phí ở bên Trung Quốc, và khi đó để sử dụng được, quý khách phải đăng ký chuyển vùng quốc tế' - Nhân viên tư vấn Mobifone trả lời.
 
'Thế có nghĩa là khi tôi vẫn ở bên lãnh thổ Việt Nam thì tôi hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ Mobifone Việt Nam mà không cần phải chuyển đổi đúng không?' - PV hỏi.
 
'Thực ra, nếu ở gần khu vực giáp ranh thì thông thường sóng nào mạnh hơn thì máy sẽ cập nhật sóng đó. Nếu máy cập nhật sóng của Trung Quốc thì quý khách phải chuyển vùng và sẽ tính theo giá cước của Trung Quốc ' - Nhân viên tư vấn Mobifone cho biết.
 
Như vậy, nếu theo đúng lời tư vấn của nhân viên này, thì mặc dù đứng ở lãnh thổ Việt Nam nhưng nếu sóng của Trung Quốc mạnh hơn, và nếu khách hàng muốn thực hiện cuộc gọi sẽ phải chuyển sang sử dụng dịch vụ China Unicom dù có đang đứng trên mảnh đất quê hương mình.

Trước đó, theo phản ánh của độc giả Vũ Thống Nhất trên báo Sài Gòn Giải Phóng, trong chuyến thăm thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng) gần đây, hàng trăm khách tham quan dùng mạng Mobifone đã bị sốc.
 
Theo đó, chỉ mấy phút sau khi đặt chân đến bến xe Bản Giốc (cách thác Bản Giốc khoảng 1km), cạnh đó là dòng sông Quây Sơn, đường biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, độc giả Vũ Thống Nhất cũng như nhiều người trong doàn tham quan có dùng điện thoại mạng Mobifone nhận được tin nhắn nguyên văn: "Mobifone - VN. Mobifone, Quy khach da den Trung Quoc. Quy khach co the chon mang China Unicom, de su dung dong thoi cac dich vu: thoai, sms, data. Chi tiet vui long lien he +84904 144 144 (tinh cuoc nhu goi ve VN)".
 
Nhiều người bấm điện thoại tới số được chỉ dẫn liên hệ (+84904 144 144) và đầu dây là một giọng nữ nhân viên của Mobifone Việt Nam trả lời các hướng dẫn, giải thích khiến những người tham quan bất bình vì cho rằng: Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam, nên không có lý do gì Mobifone lại thông báo chọn mạng Trung Quốc.

Theo Đất Việt

Nguồn: dddn.com.vn

big c không trung thực về nho từ ninh thuận

Sau vụ việc bán nho Ninh Thuận nhưng dán cờ Trung Quốc của siêu thị Big C, ông Nguyễn Văn Mi, Phó Ch tch Hip hi nho tnh Ninh Thun, đng thi cũng là ông ch ca thương hiu ni tiếng "Nho Ba mi", cho biết s vic bán nho ti Big C là đáng lo ngi.

Ông Nguyễn Văn Mọi, Phó Chủ tịch Hiệp hội nho tỉnh Ninh Thuận

Theo ông Nguyn Văn Mi, Phó ch tch Hip hi nho tnh Ninh Thun, din tích trng nho ca tnh Ninh Thun rt nh khong 800ha. Trong đó, din tích trng nho xanh ch khong trên dưới 20ha, không đ ln đ cung cp cho c nước.

Lượng nho xanh ca Ninh Thun cung ng ra th trường hàng năm đt khong  trên dưới 70 tn. Riêng thương hiu "Nho Ba mi" ca ông cung ng ra th trường khong 65 tn/năm (nho sch theo tiêu chun GAP- hình thc sn xut nông nghip bn vng).

Ông Nguyn Văn Mi nhn mnh, sn lượng nho ca Ninh Thun không đ đ cung ng cho th trường c nước. Trung bình, mi ngày ch có khong 1-2 t nho xanh sch được cung ng ra th trường, tùy thuc vào tng loi và thi tiết.

Ông Nguyn Văn Mi cho biết thêm, ti Hà Ni, thương hiu Nho Ba Mi ca ông ch được bán ti mt đim duy nht là s 6 Nguyn Công Tr.

Tr li v vic Big C the Garden (Hà Ni) bán nho Vit Nam có dán c Trung Quc, Big C khng đnh nho xanh bán ti Big C có ngun gc t tnh Ninh Thun và được nhp li t nhà cung cp Quang Minh ti Đan Phượng – Hà Ni.

Tuy nhiên, theo ông Nguyn Văn Mi , nho xanh ca tnh Ninh Thun khi phân phi ra Hà Ni đu phi có nhãn mác và ghi rõ xut x ngun gc. Nếu không có bao bì, nhãn mác mà vn ghi là nho Ninh Thun thì có th là nho Trung Quc, hoc nho trôi ni trên th trường (tc là loi nho không đm bo an toàn v sinh thc phm). Riêng nho trôi ni thì Hip hi nho Ninh Thun không kim soát và qun lý.

Ông Nguyn Văn Mi vn khng đnh li, nho xanh Ninh Thun không đ sn lượng đ cung ng c nước, nht là th trường ln như Hà Ni. Nếu nhiu đim khác bán nho xanh quanh năm mà vn đ xut x là nho Ninh Thun thì 100% là không đúng.

Theo Vnmedia

Nguồn: dddn.com.vn

băn khoăn khi mở room cho khối ngoại

Gần đây, kiến nghị mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) lại khiến các nhà đầu tư trong nước phải suy tư, khi nghĩ tới việc nhiều thương hiệu lớn của Việt Nam sẽ bị mất đi vĩnh viễn.
 
Đến lúc này, đề xuất nới room cho nhà đầu tư nước ngoài đã nghiêng rất nhiều về hướng chấp nhận mở, vấn đề cần bàn là sẽ mở thế nào, mở bao nhiêu và mở khi nào. 
 
Cách đây vài ngày, trong đề xuất giải quyết nghịch lý chênh lệch giá giữa công ty trong sàn và ngoài sàn, VAFI cho rằng: quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room) tại các doanh nghiệp hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghịch lý công ty ngoài sàn bán cổ phần được giá cao hơn so với công ty niêm yết, và "là lực cản trong vấn đề huy động vốn và thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, room hạn chế là rào cản lớn trong việc làm thay đổi cấu trúc cổ đông. Lập luận không sai, nhưng đó chỉ là mặt của một vấn đề".

Một giám đốc môi giới chứng khoán kể rằng, giới đầu tư ngoại nhận định rằng, tuy kinh tế Việt Nam chưa đạt đến tầm khủng hoảng như nước bạn Thái Lan năm 1997, nhưng sóng thâu tóm doanh nghiệp Việt sắp bùng lên. Trên thị trường chứng khoán hiện nay, đang có khá nhiều tin đồn râm ran về việc các thương hiệu rất lớn (kể cả đã niêm yết) sẽ bán đa số cổ phần cho nước ngoài, thậm chí bán đứt luôn, tất nhiên giá cả thì cao hơn hẳn so với giá đang giao dịch trên sànHOSE hayHNX.

Lúc này nếu nhìn vào con số thì giá bán cho đối tác chiến lược quả là cao, tuy nhiên xét về dài hạn chắc gì giá đó đã cao? Bởi có 3 yếu tố cần lưu ý ở đây. Thứ nhất, cổ phiếu trên sàn niêm yết đã rớt giá mạnh, thanh khoản cũng giảm mạnh, có nhiều mã chứng khoán còn rớt xuống mức giá sàn chỉ vì ai đó đặt bán 1-2 lô. Ngoài ra, giá trên sàn luôn dao động theo tâm lý nhà đầu tư, khi thị trường chứng khoán hưng phấn thì giá nào cũng rẻ, khi bi quan thì kiểu gì cũng đắt.

Cứ lấy ví dụ các đại gia bất động sản như: KBCITASJS..., bây giờ nếu nhìn vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này thì chắc nhiều nhà đầu tư sẽ nghĩ ngay đến chuyện bán, tuy nhiên nếu có thông tin "cứu trợ" thì mấy mã này ngay lập tức trở thành nóng ngay. Còn các đối tác chiến lược, họ đâu có tâm lý kiểu đó, vì thế giá của loại giao dịch riêng lẻ này đâu nhất thiết phải bám sát giá trên sàn.

Thứ hai, theo giới phân tích, đã là thâu tóm thì đừng mong áp dụng được một phương pháp hay mô hình nào, bởi vì mô hình chỉ đóng góp 50% vào cái quyết định giá mua bán thôi. Các nhà đầu tư có ý định đi thâu tóm sẽ còn phải tính và soi nhiều thứ khác, ví dụ như: lợi thế về đất đai, giá trị thương hiệu, lợi thế riêng có, khả năng khống chế, lũng đoạn cả 1 nhóm ngành nhờ nắm được công ty lớn nhất trong ngành đó, thỏa thuận đi kèm nào đó mà cổ đông nhỏ lẻ có khi chả bao giờ được biết... tất cả những thứ đó đều được đặt lên bàn cân trước khi quyết định thâu tóm.

Thứ ba, cũng theo giới chuyên môn, trong cái thời hoàng kim của chứng khoán - những tháng đầu năm 2007, đã có rất nhiều tổ chức đầu tư, kể cả nước ngoài mua cổ phiếu với cái giá ngất ngưởng, 200.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí là 300.000 đồng, 400.000 đồng/cổ phiếu... Mua giá đó nhưng họ đầu tư dài hạn, có định giá bài bản chuyên nghiệp và điều quan trọng nhất là họ vui với thương vụ đó vì không cho là giá đó quá cao.

Đến lúc này, đề xuất nới room cho nhà đầu tư nước ngoài đã nghiêng rất nhiều về hướng chấp nhận mở, vấn đề cần bàn là sẽ mở thế nào, mở bao nhiêu và mở khi nào. Tuy nhiên, trước khi quyết định nới room được ban hành, vẫn có những ý kiến đề xuất rằng: nếu mở thì xin ưu ái dành cho các nhà đầu tư trong nước trước, kẻo các công ty lớn, thương hiệu lớn của Việt Nam sẽ rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài hết.

Bởi nếu mở room quá 50%, công ty niêm yết nào sẽ về tay nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên? Chắc chắn là những doanh nghiệp lớn như: Vinamilk, GAS..., vốn là những doanh nghiệp mà room cho khối ngoại lúc nào cũng "chật căng" và khối ngoại luôn sẵn sàng bỏ tiền ra mua bất cứ khi nào có cơ hội.

Theo TBKTVN

Nguồn: dddn.com.vn

trồng cây ngọt, nếm vị đắng !

(DĐDN) - Một câu chuyện đắng lòng vừa xảy ra đối với một số hộ dân xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) khi họ quyết định đốt đồng mía trong giai đoạn chờ thu hoạch. Đốt mía, đồng nghĩa với việc đốt thành quả lao động, tiền bạc và công sức do mình bỏ ra. Một cách phản ứng đầy tiêu cực nhưng cũng cho thấy sự bế tắc cùng cực của người dân nơi đây rộng hơn là của ngành mía đường.

Đốt mía, đồng nghĩa với việc đốt thành quả lao động, tiền bạc và công sức do mình bỏ ra

Bởi lý do mà 11 hộ dân ở thôn 1, xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa đốt cánh đồng mía 1,6 h là do nhà máy đường Phổ Phong thuộc Cty CP Đường Quảng Ngãi chậm thu mua nguyên liệu, đồng mía bị chết khô, chuột cắn phá nhiều nên họ đã đốt để giải phóng đất trồng cây hoa màu khác.

Ông Trương Văn Lệ - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm cho biết, từ đầu vụ mía đến nay, toàn xã xảy ra 5 vụ cháy vùng nguyên liệu mía trên địa bàn xã với tổng diện tích hơn 7 ha (tương đương khoảng 700 tấn mía), trong đó có 3 vụ cháy do người dân bất cẩn. Sở dĩ có tình trạng này là do việc thu mua mía của nhà máy còn nhiều bất cập, mỗi ngày chỉ cấp một phiếu thu hoạch (chỉ khoảng 15 tấn mía) đã gây nhiều bức xúc cho người dân vì chờ đợi quá lâu.

Việc các nhà máy đường chậm thu mua nguyên liệu đến thời kỳ thu hoạch dường như là một hệ quả tất yếu. Bởi theo thống kê của Hiệp hội mía đường VN, đến ngày 17/2, tồn kho tại các nhà máy đường là 322.250 tấn (kể cả đường thô), các Cty thương mại thuộc Hiệp hội Mía đường là 19.175 tấn. Như vậy, lượng đường tồn kho đến thời điểm trên là gần 350 ngàn tấn. Đây là lượng tồn kho rất lớn, bởi từ đầu vụ mía đến giữa tháng 2, các nhà máy đường đã ép được 8.870.847 tấn mía, sản xuất 767.842 tấn. Bên cạnh đó năm 2013 dự báo nhu cầu sử dụng đường cho sản xuất thực phẩm sẽ giảm mạnh, khoảng 15 - 20% so với năm trước.

Trong bối cảnh dư thừa đường như vậy, việc  Bộ Công Thương vừa cấp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường là 73.500 tấn trong năm 2013, cao hơn năm 2012 (70.000 tấn) chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa, khiến ngành mía đường khó chồng khó.

Thực ra ngay ngay từ cuối năm 2012, Hiệp hội Mía đường VN đã nhìn thấy trước nguy cơ này và đã kiến nghị Chính phủ có những giải pháp, chính sách hỗ trợ cho nông dân trồng mía và các nhà máy sản xuất đường. Thế nhưng, đến nay, các Bộ, ngành vẫn còn chưa đưa ra những giải pháp tháo gỡ.

Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN cho rằng, Chính phủ cần nhanh chóng có các biện pháp ngăn chặn đường nhập lậu qua biên giới vào VN. Bên cạnh đó, cần bổ sung đường ăn vào danh mục các mặt hàng cấm và tạm ngưng 'tạm nhập tái xuất'. Đối với đường thô và đường trắng tạm nhập để sản xuất đường tinh luyện xuất khẩu và chế biến hàng xuất khẩu phải quản lý chặt về lượng, thời điểm cho nhập, xuất để tránh ảnh hưởng đến sản xuất đường trong nước. Ngoài ra, Chính phủ nên cấp phép cho các doanh nghiệp xuất khẩu đường với số lượng hợp lý, bằng con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Khi các chính sách còn thiếu đồng bộ, khi các cơ quan quản lý còn thiếu sự phối hợp kịp thời thì rõ ràng những hậu quả nhãn tiền theo kiểu trồng quả ngọt, nếm trái đắng như những người dân ở Quảng Ngãi sẽ còn tái diễn.

Phan Nam

Nguồn: dddn.com.vn

giá xăng dầu tăng tác động thế nào tới cpi và ttck

(DĐDN) - Sau khi những cam kết được đưa ra về việc giữ giá xăng dầu, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh tăng thêm 1.430 đồng/lít từ 20h ngày 28/03. Dễ nhận thấy, hầu hết người dân và nhà đầu tư nói chung đã có những phản ứng không thuận chiều trước cú sốc này.

Sự hợp lý về điều hành chính sách

Một điều hiển nhiên không thể không phủ nhận, giá xăng tăng sẽ kéo theo một loạt các hệ lụy như tăng chi phí của doanh nghiệp và chi tiêu của người dân. Song những tác động đó chắc chắn không làm nên cú sốc quá lớn như nhiều dự báo.

Thứ nhất, giá xăng A92 Singapore theo giá FOB trung bình 30 ngày – cơ sở của việc tính giá xăng dầu trong nước đã tăng 6,75% so với đầu năm 2013. Sau khi cộng thêm chi phí nhập khẩu, theo tính toán của Petrolimex, giá xăng dầu cơ sở của Việt Nam là 26.541 đối với xăng 92 trong khi giá bán là 23.610 VNĐ/lít, thấp hơn so với mức giá bán xăng dầu tại Mỹ 25.200 VNĐ/lít, với mỗi lít xăng bán ra, mức bù lỗ hiện tại là trong khoảng 2000-2.900 VNĐ. Nếu sau khi sử dụng quỹ bình ổn, chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá cơ sở vẫn là 400-1.200 VNĐ.

Thứ hai, áp lực lên quỹ bình ổn khi bội chi ngân sách gia tăng. Quỹ bình ổn đã được sử dụng tối đa sau 04 lần điều chỉnh từ đầu năm 2013 với mức hỗ trợ xăng: 2.000 đồng/lít, dầu điêzen: 800 đồng/lít, dầu hỏa: 1.150 đồng/lít, dầu madút: 650 đồng/kg. Với mức bội chi ngân sách nhà nước trong tháng 1 ước 10.695 tỷ đồng, bằng xấp xỉ 6,6% dự toán cả năm, gấp 2 lần cùng kỳ 2012, nếu muốn tiếp tục tăng quỹ bình ổn xăng dầu cũng như tăng các khoản chi khác, Chính phủ buộc phải tăng các khoản thuế, phí

Thứ ba, nếu tiếp tục duy trì mức giá bán hiện tại, hiện tượng buôn lậu sẽ gia tăng. Do mức chênh lệch giữa giá bán tại Việt Nam và một số nước lân cận Lào, Trung Quốc, Campuchia tới 2000-5000/lít xăng, nếu giá bán xăng dầu tiếp tục duy trì mức trước khi tăng, hiện tượng buôn lậu sẽ còn bất cập.

Sau lần điều chỉnh này, dễ nhận thấy, giá xăng đã ở mức cao nhất từ trước đến nay, đã tính đến trường hợp giá dầu thế giới tiếp tục tăng, nếu giá dầu thế giới tăng đến 130 USD/thùng, các doanh nghiệp xăng dầu sẽ không còn phải kêu than bởi mức giá cơ sở cũng sẽ không còn chênh lệch với giá thế giới và thuế nhập khẩu có thể hạ thay cho việc điều chỉnh tăng hay sử dụng quỹ bình ổn (Đối với mặt hàng xăng, khi giá lên 130 USD/thùng thì Nhà nước sẽ áp mức thuế 7%, còn nếu giá ở mức dưới 70 USD thì sẽ chịu thuế ở mức tối đa là 40%- Dự thảo hướng dẫn Barem về thuế nhập khẩu xăng dầu- Bộ tài chính).

CPI tháng 4 sẽ tăng song tác động sẽ nhẹ dần từ tháng 5-6

Chúng ta đều biết rằng, xăng dầu là một hàng hóa đầu vào quan trọng của các ngành sản xuất, việc tăng giá xăng dầu ở mức cao, sẽ có những ảnh hưởng khá mạnh tới việc tăng chi phí của các nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng (chiếm 10,1% trong giỏ CPI); Giao thông chiếm 8,87% trong giỏ CPI ngay trong tháng 3. Đồng thời, ảnh hưởng gián tiếp tới chi phí đầu vào của các nhóm hàng khác trong nền kinh tế, khả năng tác động của việc tăng giá xăng dầu có thể khiến lạm phát chung tháng 4 tăng lên 0,5-0,6% so với tháng 3, khả năng mức CPI có thể tăng lên đến 7-7,1% (theo mô hình dự báo lạm phát của BSC) song sẽ giảm dần từ tháng 5-6 cho đến cuối năm khi tác động vòng 2 vòng 3 của giá xăng tăng trở nên nhẹ hơn và lạm phát sẽ không quá căng vào cuối năm. Dự báo lạm phát vẫn chỉ ở mức 7%-7,5%. 

Với thị trường chứng khoán, sự "gây sốc" tâm lý của tin tăng giá xăng sẽ không lấn át được sự tích cực của VAMC và những giải pháp hỗ trợ với thị trường bất động sản. Thông tin về tăng giá xăng ngay lập tức đã khiến thị trường chao đảo trong phiên giao dịch 29/03, tuy nhiên, thị trường đã được cân bằng lại vào phiên giao dịch ngày thứ 2 khi VnIndex tăng lên vượt 500 điểm.

Điều này được lý giải là do, thứ nhất, các rủi ro vĩ mô đã được phản ánh nhiều vào giá trong một khoảng thời gian trước đó. Sự kiện này được đánh giá không quá quan trọng so với các thông tin tích cực được đưa ra liên quan đến hoạt động của VAMC, giải pháp xử lý nợ xấu và gói hỗ trợ 6% với việc cho vay mua nhà ở xã hội. Thứ hai, song song với mục tiêu tăng trưởng, lạm phát vẫn được ưu tiên, và với kinh nghiệm kiềm chế lạm phát cũng đã được tích lũy khá nhiều từ những năm trước, trong đó sự linh hoạt trong điều tiết cung tiền và lãi suất sẽ giúp lạm phát đi đúng hướng.

Nhìn vào vĩ mô, có thể thấy, nền kinh tế cơ bản vẫn còn rất nhiều khó khăn như rủi ro tăng giá cả thiết yếu, tồn kho lớn, nợ xấu vẫn đang chờ chính sách xử lý, vì vậy khả năng bùng nổ của thị trường trên mức 500 điểm vẫn chưa thực sự chắc chắn trong tháng 4 này song lý do để giảm mạnh cũng không thuyết phục từ câu chuyện giá xăng. Vùng dao động chủ yếu của VNIndex sẽ là 490-510 điểm.

Viên Trà

Nguồn: dddn.com.vn